NÔNG DÂN VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO NHỜ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH

Với sự cần cù, chịu khó cộng với bản tính ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh K’ Lương trú tại Bon B SrêA, xã Đắk Som đã mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi thỏ. Đây là vật nuôi còn khá mới mẻ đối với nhiều nông dân tại địa phương.

Năm 2023, thanh qua nguồn vốn Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm vay từ NHCSXH huyện Đắk Glong với số tiền 50.000.000đ, gia đình anh K’ Lương và nhiều hội viên nông dân trong xã mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đến nay, có hàng chục hội viên nông dân trong xã được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng này, góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống tại địa phương.

Mô hình nuôi thỏ của anh K’ Lương

Trước đây, gia đình anh K’ Lương chỉ chuyên tâm trồng cây cà phê nhưng diện tích đất canh tác còn hạn chế, chi phí và giá cả thất thường, năm được mùa thì cà phê lại mất giá, năm được giá thì sản lượng lại sụt giảm. Từ chỗ yêu thích rồi đam mê, anh bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi, chăm sóc thỏ thanh qua bạn bè, tư vấn kỹ thuật từ Khuyến nông viên tại xã. Từ nguồn vốn vay từ NHCSXH và vốn tự có từ gia đình anh đầu tư 300 con thỏ giống với chi phí con giống 170.000.000 và chuồng trại, lồng nhốt là 50.000.000đ.

Với lượng con giống trên, hàng tháng gia đình anh K’ Lương thu nhập khoảng 20.000.000đ, hàng năm trừ các loại chi phí, canh lao động gia đình anh thu được 200.000.000đ. Một nguồn thu nhập khá ổn định giúp anh trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình, sửa sang nhà cửa và nuôi con cái ăn học.

Trong quá trình nuôi, nhận thấy việc nuôi thỏ khá đơn giản, có nhiều ưu điểm về khả năng sinh trưởng, ít dịch bệnh nên anh K’ Lương dự định sang năm quyết tâm mở rộng mô hình nuôi thêm 1000 con thỏ và 200 con thỏ sinh sản.

Anh K’ Lương thật thà chia sẻ: Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện nên tôi có điều kiện mở rộng mô hình phát triển kinh tế. Tôi thấy thỏ rất dễ nuôi, không tốn kém gì nhiều, tận dụng trong vườn mình có cây lá hái cho thỏ ăn thêm để hỗ trợ chất xơ. Mỗi mẹ thỏ sinh sản một lứa từ 5 – 8 con. Sau khoảng 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2 – 2,5kg là có thể xuất bán.

Từ hiệu quả của hoạt động ủy thác với NHCSXH và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng đến tay các đối tượng chính sách, đã có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động kinh tế của địa phương. Có thể thấy rằng, với việc phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH, đã giúp người dân cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạng hơn trong cách nghĩ cách làm nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đời sống ngày càng phát triển. Từ đó, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Bài và ảnh: NHCSXH huyện Đắk Glong.

Đánh giá bài viết này