Tại huyện Đăk Glong, từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống gia đình, như câu chuyện của chị H Liêm, bon Ka Nur, xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
Năm 2016, sau khoảng một thời gian tích lũy, vay mượn…vợ chồng chị đã mua được 1.000 cây giống cà phê và một ít phân bón để đầu tư trồng cây cà phê. Tuy gia đình có đất sản xuất nhưng lại thiếu vốn để đầu tư.
Chị H Liêm – Tấm gương vượt khó vươn lên, khẳng định hiệu quả từ nguồn vốn Tín dụng chính sách.
Trong lúc đang không có vốn để đầu tư sản xuất thì gia đình chị được hội Cựu chiến binh xã Quảng Khê và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tới thăm và hướng dẫn gia đình về việc vay vốn Hộ nghèo; gia đình vô cùng phấn khởi, được sự hướng dẫn của Hội nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị đã gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn, được UBND xã xác nhận đối tượng và PGD huyện Đăk Glong phê duyệt cho vay với số tiền 30.000.000 triệu đồng, gia đình về múc ao chứa nước, mua máy tưới và ống tưới vì vậy mùa khô gia đình luôn đủ nước tưới và vườn cà phê phát triển tốt. Sau 4 năm vườn cà phê đã cho thu chính 1 năm đạt 4 tấn cà nhân, từ đó gia đình đã thoát nghèo. Đến năm 2021 gia đình trả nợ và xin vay nguồn vốn hộ mới thoát nghèo với số tiền là 50.000.000 triệu đồng để tiếp tục mở rộng trồng mới 1 hecta cà phê.
Là một người dân địa phương với khao khát làm giàu trên mảnh đất quê hương; nhưng với gia đình chị nếu không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp xã Quảng Khê, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đăk Glong, hội Cựu Chiến Binh xã Quảng Khê, ban quản lý tổ TK&VV thì chẳng bao giờ gia đình chị dám mong có một nguồn thu ổn định từ cây cà phê, dựng được căn nhà khang trang, mua được xe máy để đi lại, con cái được đến trường học hành như ngày hôm nay. Có thể nói đây là một chương trình tín dụng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc giúp đỡ hộ nghèo có nguồn vốn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Với thủ tục vay vốn đơn giản nhanh gọn, tiền lãi đóng hàng tháng, tham gia gửi tiền tiết kiệm nộp ngay tổ trưởng tại thôn, tiền gốc đến kỳ hạn trả tại điểm giao dịch xã vào ngày 08 hàng tháng, các chương trình tín dụng đa dạng, công tác kiểm tra sử dụng vốn vay chặt chẽ, lãi suất thấp, thời hạn cho vay phù hợp với trình độ của các hộ vay và đối tượng đầu tư. Qủa thật đây là một hình thức tín dụng phù hợp với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên vùng đất Tây Nguyên còn khó khăn như gia đình chị.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách là những người yếu thế dễ bị tổn thương trong xã hội.
Ngay sau khi Chỉ thị 40 được ban hành, với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị và triển khai tích cực của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, huyện Đăk Glong tiếp tục quán triệt sâu rộng, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Triển khai, mở rộng cuộc vận động tiết kiệm chung tay vì người nghèo nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng CSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Chủ động tham mưu đề xuất chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phù hợp với giai đoạn mới.
Bài và ảnh: NHCSXH huyện Đắk Glong.