HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC TRỒNG CÂY HỒ TIÊU

Cây hồ tiêu là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình nông dân. Trong những năm qua, nhờ vào các chính sách hỗ trợ vốn vay từ NHCSXH và được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều hộ nông dân đã có cơ hội đầu tư, mở rộng diện tích trồng trọt và áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Thành công nhờ nguồn vốn chính sách:

Việc sử dụng vốn chính sách đã góp phần giúp người dân mạnh dạn đầu tư vào mô hình trồng hồ tiêu theo hướng bài bản, bên vững. Các hộ nông dân được hỗ trợ vay vốn đã tập trung đầu tư vào các hoạt động như:

Mua giống chất lượng cao
Xây dựng hệ thống tưới tiêu tiên tiến
Áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ, sinh học
Tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây

Nhiều hộ gia đình từ chỗ nghèo khó đã vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất hồ tiêu đạt hiệu quả cao. Điển hình trong đó, có gia đình anh Lâm Thế Anh ở bon Kon Hao, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong đã mạnh dạn xin vay vốn 70.000.000 đồng thông qua tổ TK&VV Nguyễn Thị Dạ Thảo do Hội ủy thác Đoàn thanh niên quản lý. Anh Lâm Thế Anh chia sẻ: Nhờ được tiếp cận được nguồn vốn chính sách kịp thời nên anh đã mạnh dạn đầu tư 1,5 Hecta để trồng tiêu, năm nay thu hoạch khoảng 6 tấn tiêu và giá cả tiêu hôm nay đang ở mức 160.000 đồng/kg thì gia đình anh có thể mang lại 500.000.000 triệu đồng.

Gia đình anh Thế Anh bên vườn tiêu đang cho thu hoạch

Anh Lâm Thế Anh có chia sẻ thêm, mặc dù việc trồng hồ tiêu mang lại nhiều lợi ích, nhưng nông dân vẫn đang đối mặt với những khó khăn như:

Biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết khô hanh ảnh hướng đến năng suất
Dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại lớn
Biến động giá cả ảnh hướng đến thu nhập người trồng

Nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn chính sách hiệu quả, các cơ quan chức năng cần:

Hỗ trợ kỹ thuật canh tác bên vững
Tăng cường kiểm soát chất lượng giống và vật tư
Mở rộng các chương trình kết nối thị trường, giúp nông dân tìm đầu ra ổn định

Việc sử dụng vốn chính sách để đầu tư trồng hồ tiêu đã mở ra nhiều cơ hội cho nông dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các đơn vị ủy thác, NHCSXH và người dân nhằm xây dựng mô hình trồng trọt bên vững, mang lại giá trị kinh tế cao trong lâu dài.

Bài và ảnh: Ngân hàng CSXH huyện Đắk Glong

Đánh giá bài viết này