Đắk Glong là một trong những huyện nghèo của cả nước, để đảm bảo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cần phải có rất nhiều nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế, xã hội để thoát tình trạng huyện nghèo và đưa cuộc sống của người dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định cuộc sống, an ninh, chính trị trên địa bàn huyện; trong đó Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần không nhỏ để thực hiện các Chương trình.
NHCSXH huyện triển khai và giải ngân kịp thời nguồn vốn tín dụng đến các đối tượng chính sách.
Để tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2024, Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện; công văn số 1706a-CV/HU, ngày 20/5/2015 về việc triển khai thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban bí thư, công văn số 404-CV/HU, ngày 27/7/2021 của Huyện ủy về việc thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban bí thư, công văn số 1445-CV/HU, ngày 30/10/2023 của Ban thường vụ huyện ủy về việc thực hiện Công văn số 1534-CV/TU, ngày 30/10/2023 của tỉnh ủy Đắk Nông về việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội, công văn số 3840 – UBND-VP ngày 17/11/2021 của UBND huyện về việc thực hiện kế hoạch số 771/KH-UBND ngày 15/11/2021của UBND tỉnh Đắk Nông, “Kế hoạch triển khai Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách”, Quyết định số 1813/QĐ-UBND ngày 30/8/2022, Quyết định ban hành kế hoạch triển khai chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW để triển khai tổ chức thực hiện, cụ thể:
Tổng dư nợ các chương trình cho vay đến 30/4/2024 là: 680.867 triệu đồng với 9.193 hộ còn dư nợ, tăng 457.605 triệu đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 231,7% so với năm 2019. Dư nợ nguồn vốn địa phương 27.993 triệu đồng tăng 25.821 triệu đồng so với năm 2014, vốn địa phương huyện 14.041 triệu đồng tăng 14.041 triệu đồng so với năm 2014, trong đó:
Cho vay; hộ nghèo 226.036 triệu đồng, tăng 120.848 triệu đồng so với năm 2014, tăng 114,88% so với năm 2014, với 3.695 hộ được vay vốn, chiếm 33,19%/tổng dư nợ các chương trình cho vay, cho vay hộ cận nghèo 83.894 triệu đồng, tăng 77.594 triệu đồng so với năm 2014, với 1.350 hộ được vay vốn, chiếm 12,32%/tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng, cho vay hộ mới thoát nghèo: đến 30/4/2024 là 81.975 triệu đồng, tăng 81.975 triệu đồng so với năm 2014, với 1.300 hộ được vay vốn, chiếm 12,03%/tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đến 30/4/2024 là: 133.186 triệu đồng, tăng 81.990 triệu đồng so với năm 2014, với 2.737 hộ vay vốn còn dư nợ, chiếm 19,56%/tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng, Dư nợ cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 66.059 triệu đồng, tăng 50.425 triệu đồng so với năm 2014, với 3.699 hộ được vay vốn để xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh, chiếm 9,7%/tổng dư nợ cho vay các chương trình, cho vay chương trình giải quyết việc làm 52.030 triệu đồng, tăng 45.956 triệu đồng so với năm 2014, tạo việc làm cho 1.067 lao động, chiếm 7,64%/tổng dư nợ cho vay các chương trình, cho vay hộ nghèo về nhà ở 8.752 triệu đồng, tăng 3.244 triệu đồng so với năm 2014, với 356 hộ còn dư nợ, chiếm 1,28%/tổng dư nợ cho vay các chương trình, cho vay chương trình Học sinh sinh viên 13.006 triệu đồng, tăng 5.998 triệu đồng so với năm 2014, với 577 học sinh sinh viên được vay vốn, chiếm 1,91%/tổng dư nợ các chương trình cho vay, cho vay các chương trình; vùng dân tộc thiểu số và miền núi 7.538 triệu đồng, với 104 hộ còn dư nợ. Cho vay chấp hành xong án phạt tù đến 870 triệu đồng, với 10 hộ còn dư nợ. Cho vay cơ sở giáo dục mần non, tiểu học ngoài công lập 132 triệu đồng, với 03 cơ sở còn dư nợ. Cho vay nhà ở xã hội 6.931 triệu đồng với 18 khách hàng còn dư nợ.
Tổng nguồn vốn đạt 742.254 triệu đồng, dư nợ đạt 680.867 triệu đồng với 9.193 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khách được vay vốn tín dụng ưu đãi, bình quân dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 74,06 triệu đồng/hộ, hàng năm thu hút bình quân 542 lao động được tạo việc làm.
Thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động, sử dụng có hiệu quả, nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư.
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người có công, giải quyết được việc làm cho các lao động dôi dư, nhàn rỗi trong các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị; đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Các nguồn vốn đầu tư theo chương trình mục tiêu được lồng ghép cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Phương thức hoạt động đã tập trung hướng về nông thôn được toàn dân tích cực hưởng ứng. Là nguồn vốn thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào chung sức, chung tay và chung lòng của cả hệ thống chính trị, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bài và ảnh: NHCSXH huyện Đắk Glong